Cách nuôi gà chọi có đòn đá siêu hay anh em nên biết

4.7/5 - (3 bình chọn)

Hiện nay, trong giới chơi gà đang rất thịnh hành các phương pháp nuôi gà chiến có thể tung ra những đòn đá có lực mạnh. Điều này được các sư kê nuôi gà chọi đặc biệt quan tâm vì gà chiến trên sàn đấu có sức đá mạnh thì tỉ lệ thắng sẽ cao hơn gà của đối thủ. Đây cũng là một điều mà anh em mới chơi hay đã chơi gà lâu năm đều quan tâm. Vậy nên, hôm nay tôi xin phép chia sẻ đến anh em một số kinh nghiệm mà tôi đã học hỏi và tích lũy được. Hi vọng những kinh nghiệm này sẽ có ích cho các anh em.

Cách chọn gà làm giống

Khi đổ giống, thì vai trò của gà mái sẽ quan trọng hơn gà trống vì thông thường, các con non sinh ra sẽ mang nhiều đặc điểm của gà mẹ hơn là gà trống. Vậy nên việc chọn gà mái sẽ rất quan trọng. Thông thường, những con gà mái có ngoại hình trông hơi “ngố”, tính khí hung hăng (hay rượt đuổi gà trống), khoẻ mạnh, cứng cáp kèm theo một số đặc điểm ngoại hình khác sẽ được ưu tiên chọn. Các chủ trại gà hoặc người đổ giống sẽ cho gà ấp thử vài lứa để kiểm tra chất lượng, sau đó đưa vào đổ giống chính thức cho tới khi không thể đổ nữa.

Tuy gà mái giữ vai trò quan trọng, nhưng gà trống cũng góp vai trò đáng kể với chất lượng gà con được đổ ra, gà trống được chọn làm giống thường mang những đặc điểm như sau:

● Khỏe mạnh, thể chất tốt (khả năng chịu đòn, không ngán con gà nào).

● Có thể thực hiện các động tác đánh, đá, bay.

●     Khả năng né đòn đá của đối thủ.

Thông thường tỉ lệ gà chiến đạt tiêu chuẩn chiếm rất ít trong đàn gà được áp ra, vậy nên việc chọn gà trống và gà đúng đắn sẽ giúp tăng tỉ lệ cho ra gà chiến mạnh.

Chọn và nhân giống gà đòn

Khi chọn gà nhân giống, anh em nên lưu ý một số điều như sau:

● Gà mái tốt thường đã đẻ một vài lứa và không quá lớn tuổi, anh em nên quan sát chọn những con gà mái hung hăng.

●     Còn khi chọn gà trống thì anh em nên chọn những cá thể có ngoại hình tốt và có thành tích cao, tuổi nên nằm trong khoảng 1.5 năm – 4 năm, và đặc biệt không chọn gà cùng huyết thống với gà mái đã chọn để nhân giống.

Trước khi bắt đầu cho gà đổ mái, anh em nên chăm sóc, bồi dưỡng thêm cho cả gà mái và gà trống.

Tiếp theo là bắt đầu ghép phối(thời gian tốt nhất để phối giống nên là cuối tháng 12 và đầu tháng 1, lúc này sẽ có thời tiết khá ôn hòa).

Ấp nở: thông thường người ta sẽ để gà mái tự thân ấp trứng và có một ít hỗ trợ của con người, nhưng chủ yếu vẫn là gà mái tự ấp thì gà sẽ phát triển bình thường. Ngoài ra, tôi cũng có tìm hiểu về một số trường hợp ấp máy, tuy gà có thể nở nhưng không đủ tiêu chuẩn để làm gà chọi mạnh.

Chế độ dinh dưỡng cho gà đòn

Kinh nghiệm cho gà đòn ăn được biết đến rộng rãi đó là cho gà ăn những thức ăn tự nhiên như là giun, lươn, lúa, cà chua,……..

Hiện nay, khi gà trong giai đoạn theo mẹ thì người ta thường cho gà ăn các thức ăn công nghiệp và sau khoảng 1.5 tháng tuổi sẽ bón thêm lươn, lúa, lòng đỏ trứng, rau, giá,…. Khi anh em tăng lượng lúa thì nên giảm dần thức ăn công nghiệp cho đến khi gà hoàn toàn ăn lúa.

Trong ngày nên chia ra 2 bữa cho gà ăn vào 9 giờ sáng và 4 – 5 giờ chiều. Riêng gà con thì có thể cho ăn tùy ý, gà tách mẹ ngoài hai bữa chính còn tự đi kiếm ăn. Gà lớn trên 6 tháng cho ăn thêm rau, giá, xà lách, chuối sứ, cà chua, mỗi tuần cho ăn thêm 1 – 2 bữa lươn hoặc thịt bò hay các thức ăn tự nhiên khác để gà nạp đủ khoáng chất và dinh dưỡng.

Khẩu phần ăn tham khảo cho gà đã tách mẹ:

● Cám gạo : 10%

● Bắp : 20%

● Lúa : 30%

● Cá tươi nấu chín : 20%

●     Rau( muống, cải, xà lách) : 20%.

Khẩu phần ăn cho gà trống đá

●     Lúa : 0.25 kg.

●     Rau, giá : 0.10 kg.

● Lươn, thịt bò : 0.10 kg.

Phía trên là hai khẩu phần ăn mà mình đã tham khảo được, anh em có thể thay đổi nếu cảm thấy thích hợp với gà của mình.

Quá trình chăm sóc, bồi dưỡng gà đòn

Thông thường thì gà trống ở khoảng một năm mới được cho là gà trưởng thành, tuổi vừa đủ để cấp đá, cũng phải cần thêm giáp một niên trở đi. Khi gà trưởng thành, anh em phải nghĩ ngay đến các thao tác cắt tích, cắt tai, sớm bỏ những miếng da dư thừa.

Ngoài ra, khi chăm sóc anh em khi rảnh rỗi nên hớt lông, lông dưới cánh, lông đầu thì hớt sạch tróc, còn lông cổ thì nên chừa lại một túm sát cần, chỗ ấy được cho là chỗ nhược, còn phần da non nên chừ lông che kín để gà không bị tổn thương, nên xén lông dạ ở dưới, chừa khoảng năm ba sợi chế phao câu, sẽ nhìn gà trông đẹp hơn. Nơi đùi thì nên hớt gần hết, chỉ chừa vài sợi cho gà đỡ lạnh, vế non và ba sườn làm cho sạch trơn,bóng để khi bôi nghệ sẽ mau thấm.

Thao tác luyện gà thi đấu

Gà con nên để nuôi theo cả ổ và theo mẹ đến 2.5 hoặc 3 tháng tuổi. Sau khi tách mẹ vẫn có thể nhốt cùng nhau, cho đến 4 – 5 tháng tuổi thì tách riêng trống, mái. Gà trống lúc này được nhốt riêng mỗi con một lồng, không để chúng thấy mặt vì dễ xảy ra xô xát. Khi gà đã có thể gáy rõ tiếng thì nên tiến hành tỉa lông ở các vùng đầu, cổ, ức, đùi nhằm để lộ da ở các vùng này. Đồng thời cũng nên cắt tai, tích. Sau đó nên cho gà đá thử, nếu gà đá được thì để huấn luyện thành gà đòn mạnh, không thì nên bán đi.

Cách huấn luyện cơ bản

Gà đòn cũng như người học võ, phải được luyện nhiều thì mới mạnh được. Anh em có thể tham khảo một số cách huấn luyện như sau:

Đón sương sớm: Cho gà vận động vào sáng sớm đều đặn mỗi ngày.

Xát nghệ: Dùng nghệ đâm nhuyễn, cho vào một ít rượu, nước trà và bôi vào vùng da đã cắt lông khoảng 3 tháng làm da dày thêm, giúp tăng khả năng chịu đòn và giảm thương tích khi đá.

Dầm cẳng: trước khi cho gà đá khoảng 1 tháng, nên cho chân gà ngâm vào hỗn hợp gồm: nghệ, muối, nước tiểu trẻ con để chân gà được cứng cáp.

Nên thường xuyên tham gia chọi gà. Một trận nên trên 1 hiệp và mỗi hiệp khoảng 20 phút. Giữa mỗi hiệp nên chừa ra 5 phút để gà nghỉ ngơi, hồi sức. Việc này sẽ giúp gà có thêm kinh nghiệm chiến đấu.

Mẹo huấn luyện cấp tốc gà đòn đá

Một số mẹo huấn luyện nhanh chóng gà đòn đá có thể kể đến như:

Cách nạp gà nhanh

Thứ nhất, khi xổ gà anh em nên cho gà cắn mồi rồi sau đó thả cách nhau khoảng 0,6m, sau đó để gà đá nhau, bắt lên ngay sau đó và cứ  tập đi tập lại thì gà sẽ được luyện bay cao hơn.

Anh em nên lưu ý rằng không được để gà đá quá lâu vì mẹo này chủ yếu để gà tập luyện, có thể luyện hàng ngày, nếu trong một ngày mà anh em để gà luyện quá lâu sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của gà. Sau đợt đầu thành công thì anh em nên tăng dần dần khoảng cách thả mồi để luyện gà ngày càng bay nhanh và cao hơn.

Tuy nhiên, trong quá trình huấn luyện anh em sẽ gặp phải một số trường hợp gà không chịu nạp, lúc này anh em cần giữ gà cố định và cho những con khác đá, khi bị đá nhiều thì gà sẽ tập trung hơn vào đối thủ, sau đó anh em thả ra cho gà nạp. Nếu đã dùng đến biện pháp mạnh như vậy mà gà vẫn không chịu nạp thì anh em nên loại bỏ gà ra không huấn luyện nữa để tránh mất thời gian, công sức mà không có hiệu quả.

Ngoài việc huấn luyện gà bay nhanh hay nạp nhanh thì anh em cần luyện để gà có thể tấn công từ nhiều góc khác nhau, tránh việc gà chỉ tập trung đá vào một, điều này sẽ gây ra bất lợi cho gà khi tấn công kẻ địch. Để làm như vậy, anh em nên dùng gà mồi, sau đó cột cánh để chúng không đập cánh được, cột luôn cả phần chân để chúng không thể tấn công và để trước mặt chiến kê với nhiều góc độ khác nhau như bụng, hông hay đuôi. Việc này sẽ giúp gà nhận ra các bộ phận khác nhau và giúp gà hung hăng hơn.

Trong lúc xổ gà anh em chỉ nên xổ khoảng một phút, tránh để gà đá quá lâu và để gà có thời gian hồi sức. Nếu để gà quá mất sức thì rất có thể sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của gà cũng như ảnh hưởng đến tiến trình huấn luyện gà.

Phương pháp lật lưng

Đối với một chiến kê mạnh thì phải biết lật lưng, đây là một kỹ năng quan trọng và với cùng cần thiết với một chiến kê, Bởi khi đá nhau, gà càng già thì những dịch tiết phát sinh từ bên trong cơ thể càng tràn nhiều vào phổi. Các sư kê cần huấn luyện cho gà cách bật nhảy thật nhanh vì đây là một hành động bất ngờ, có thể giúp gà lật kèo khi thi đấu. Anh em cần thả gà nằm ngửa lưng, sau đó nhìn cách nó bật dậy ra sao rồi tìm cách huấn luyện phút hợp và có hiệu quả cao.

Và đó cũng là những gì mà tôi muốn chia sẻ với anh em về cách nuôi gà chọi có đòn đá nguy hiểm. Hy vọng với những thông tin mà tôi cung cấp có thể giúp cho anh em có thêm được nhiều thông tin thú vị và bổ ích về “thế giới” gà chọi. Rất cảm ơn anh em đã theo dõi bài viết.

Bài viết Cách nuôi gà chọi có đòn đá siêu hay anh em nên biết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày .



source https://daga321.com/cach-nuoi-ga-choi-co-don-da/

Nhận xét