Bệnh sùi bọt mắt ở gà có truyền nhiễm không? nguyên nhân và Cách điều trị hiệu quả

Trong hành trình nuôi gà chọi của các sư kê chắc chắn ai cũng đã từng gặp tình trạng gà bị đau mắt, sưng phù mắt, sùi bọt mắt ở gà,… Một vài trường hợp, đôi khi thuộc nhỏ mắt cũng không có tác dụng không thể đem đi đá gà trực tiếp được. Tình hình này sẽ khiến gà ủ rũ, khó chịu, bỏ ăn, đứng xù lông. Vậy tại sao mà gà bị sưng mắt, sủi bọt, bệnh này có lây không? Làm sao để phòng và điều trị?

Bệnh sủi bọt mắt ở gà chọi

Sủi bọt mắt là một trong những bệnh về mắt phổ biến ở gà. Bệnh gây ra do tác động từ môi trường xung quanh hoặc là do sự chủ quan của người chăm sóc.

Bệnh sủi bọt mắt ở gà chọi
Bệnh sủi bọt mắt ở gà chọi

Bệnh này làm cho mắt gà bị sưng có bọt, chảy nước mắt có bọt. Bên cạnh đó, bệnh còn kèm theo một vài triệu chứng khác như gà khò khè, thị lực giảm, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.

Nguyên nhân

Một vài nguyên nhân khiến gà bị sủi bọt mắt có thể kể đến như sau:

  • Do tác động của môi trường sống có nhiều vi khuẩn, vi trùng và mầm bệnh gây ra
  • Do không khí trong chuồng nuôi không trong lành có chứa nhiều khí độc như: H2S, NH2, CO2… Ngoài gây ra bệnh lý về mắt thì nó còn gây bệnh về đường hô hấp.
  • Do gà dùng chân gãi mắt gây tổn thương mắt khiến vi khuẩn và bụi bẩm xâm nhập.
  • Nguyên nhân khiến bệnh nặng hơn hết chính là gà không được tẩy giun, sán định kỳ. Ngoài việc khiến mắt gà bị sủi bọt, nó còn khiến tổn thương đến giác mạc bên trong do bị giun, sán xâm nhập. Bệnh này rất nguy hiểm, nó còn được biết với cái tên là gà bị sán mắt.

Cách chữa trị

Để quá trình điều trị mang lại hiệu quả cao, anh em cần biết nguyên nhân chính gây ra bệnh.

Do tác động từ bên ngoài

Khi gà bị sủi bọt mắt và lên đờm do tác động từ bên ngoài thường đi kèm với bị hen khạc rất dễ nhận biết.

Do tác động từ bên ngoài
Do tác động từ bên ngoài

Bệnh ở dạng này không nặng nên điều trị cũng khá đơn giản. Thời gian bình phục của gà cũng rất nhanh và không tốn chi phí quá nhiều. Cách điều trị tiến hành theo các bước sau:

  • Vệ sinh mắt gà qua nước muối pha loãng
  • Bôi thuốc mắt mỡ cho gà liên tục trong 2 đến 3 ngày
  • Sử dụng thuốc đặc trị hen cho gà chọi mỗi ngày 2 đến 3 lần mỗi lần 3 đến 5 giọt
  • Nếu gà bị sủi bọt mắt nặng hơn thì cần tiêm thêm Tylosin mỗi ngày/ lần với liều lượng 2,5ml.

Lưu ý: Trong trường hợp gà bị sủi bọt mắt kèm theo hen, khò khè thì anh em nên sử dụng thuốc đặc trị hen cho gà chọi của Việt Nam hoặc Thái Lan đều được..

Ngoài ra, có thể sử dụng thuốc hen đỏ để trị các bệnh hen siêu cấp tính, khó thở khi gà vận động mạnh giúp gà dễ thở hơn. Đặc trị gà bị khò khè, sổ mũi, lên đờm.

Xem thêm:  Tìm hiểu về Bệnh cúm gia cầm ở gà chọi và những cách phòng bệnh hiệu quả nhất

Anh em sử dụng bằng cách nhỏ trực tiếp vào mồm gà, ngày 2 đến 3 lần, mỗi lần nhỏ 3 đến 5 giọt. Dùng liên tiếp từ 3 đến 5 ngày. Đặc biệt thuốc này không gây ra tác dụng phụ nên rất an toàn.

Do giun, sán xâm nhập

Khi nhìn vào mắt gà, anh em thấy có giun, sán bên trong thì gà đã bị nhiễm bệnh. Lúc này, mắt gà có hiện tượng sưng tướng lên, mí mắt bị sụp.

Do giun, sán xâm nhập
Do giun, sán xâm nhập

Tình trạng này nếu kéo dài có thể dẫn đến mù lòa ở gà, rất nguy hiểm. Khi gặp tình trạng này có thể sử dụng thuốc đặc trị Levamisole trong 5 ngày và tiếp tục theo dõi quá trình hồi phục của gà.

Nếu thấy gà dần hồi phục thì số lần tiêm trong ngày sẽ giảm xuống và dùng đến khi gà khỏi hẳn.

Cách phòng bệnh sủi bọt mắt

Anh em có thể phòng trắng bệnh sủi bọt mắt ở gà bằng một số cách sau:

  • Dùng vôi bột hay thuốc khử trùng, tiêu độc cho chuồng trại theo định kỳ.
  • Nên nuôi gà với mật độ vừa phải, chuồng trại thoáng mát, mát mẻ vào ban ngày, ấm áp vào ban đêm.
  • Tăng sức đề kháng cho gà bằng cách bổ sung đủ các loại vitamin A, C, điện giải Bcomplex.
  • Tiêm vacxin định kỳ cho gà để tẩy giun, sán và phòng bệnh.
  • Theo dõi sức khỏe gà thường xuyên để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh nếu có.

Bênh sùi bọt mắt có truyền nhiễm không?

Bệnh sùi bọt mắt là bệnh thường gặp ở gà, bệnh này không phải bệnh truyền nhiễm.

Nhưng để tiện cho quá trình chăm sóc và theo dõi bệnh, anh em cũng có thể cách ly riêng để bệnh mau khỏi. Bệnh không được phát hiện và điều trị kịp lúc càng gây tốn kém chi phí, khiến mất gà tổn thương ngày càng nghiêm trọng.

Bên trên là nguyên nhân và cách điều trị của bệnh sùi bọt mắt ở gà. Đây là bệnh không hề khó chữa. Tuy nhiên, phải cần chữa trị kịp thời, không được để bệnh kéo dài quá lâu gây nhiều hệ lụy xấu. Cảm ơn anh em đã quan tâm theo dõi bài viết của DaGa321.

 

 

 



source https://daga321.com/benh-sui-bot-mat-o-ga/

Nhận xét